Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

GIÁO HỌ GIÁNG SINH MỪNG BỔN MẠNG - 2011

“Chúa thương loài người, Chúa thương loài người, Be-lem là nơi Chúa Sinh…” Cùng với Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Họ Giáng Sinh G/x Tân Phú, hạt Tân Sơn Nhì tổ chức trong thể thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh bổn mạng giáo họ.
Lúc 17h15 ngày 25-12-201; Ban tây nhạc G/x liên tiếp tấu lên những khúc ca Giáng Sinh đã đi vào lòng người thật hoành tráng. Cùng hòa với muôn lòng của cộng đoàn giáo xứ, đón nhận hồng ân Chúa Giáng Sinh đem ơn cứu độ cho nhân thế.
Giáo họ mừng lễ bổn mạng, khởi đầu bằng cuộc cung nghinh Chúa Hài Đồng xung quanh Thánh Đường Tân Phú. Tham dự cuộc rước có cha chánh xứ chủ sự, quý chức HĐMVG/X, các đoàn thể CGTH đồng phục dưới cờ hội, 5 đội hoa của 5 giáo họ trong trang phục mới, đẹp đẽ, xinh xắn trông như các Thiên Thần, các ban các giới trong trang phục riêng của mình. Ánh đèn, hang đá, cờ xí, cộng đoàn, tất cả tạo nên quang cảnh rực rỡ với muôn màu muôn, muôn sắc.
Đoàn rước bước đi trong tiếng nhạc của ban kèn đồng kết hợp nhịp nhàng với tiếng ca thánh thót của ca đoàn Giuse, vang lên những bài Thánh ca tán dương hồng ân Đấng cứu thế đã Giáng Sinh làm người trong “Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời se chữ đồng, đêm nay Con Chúa thương người đến quên mình … Ơn châu báu không bờ bến … biết tìm kiếm của chi đền…” hoặc bài thánh ca Hội Nhạc Thiên Quốc: “Hội nhạc Thiên quốc đắm say nghiêm quỳ, dứt cung đàn hát lặng nghe cõi trần… ” …vv đã làm rung động bao tâm hồn dân Chúa.
Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn dân Chúa G/x và đặc biệt cộng đoàn giáo Họ Giáng Sinh dâng lên chúa Hài Đồng những tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì đã được sống trong tình yêu cứu độ và những ơn thánh Chúa nuôi dưỡng. Chia sẻ trong bài giảng, cha chánh xứ nhấn mạnh: Chúa là con đường, là ánh sao chiếu tỏ cho muôn dân, để mọi người thế nhân biết đi theo sánh áng sao trời như ba nhà Đạo Sĩ tìm đến thờ bái Vua Trời. Hôm nay sự sáng đã chiếu tỏa khắp cùng bờ cõi trái đất, Con Thiên Chúa đã Giáng Sinh làm người, một Thiên Chúa đã rời bỏ vinh quang để chấp nhận sự thấp hèn, khó khăn, nhỏ bé…
Ngài dạy cho chúng ta con đường đến với Nước Trời thì nhỏ bé và chật hẹp. Ai đi theo con đường của Chúa phải biết từ bỏ sự hưởng thụ giàu sang phù du chóng qua mà đem của cải chóng qua đổi lấy sự giàu có của Nước Trời, một gia sản bền vững và tồn tại muôn ngàn đời, vì Chúa đã dạy: “Ai có lòng khó khă ấy là phúc thật, vì chưng Nước Trời là của họ”.
Được biết Hằng năm, để đón mừng Chúa Giáng Sinh là bổn mạng của mình, giáo họ Giáng Sinh đã đại diện cho giáo xứ làm ‘công trình’ hang đá, giăng đèn, tạo cảnh, treo cờ xí, tất cả từ nhân, vật, lực đều do giáo họ đảm trách. Để thực hiện công trình này, các quý chức trong giáo họ đã họp bàn, lên kế hoạch và tiến hành thi công trước đó một tháng, ước tính thành phần cộng đoàn trong giáo họ đã đóng góp trên 300 ngày công và số kinh phí không nhỏ cộng với lòng quảng đại cùng với sự nhiệt tâm của mọi người để hoàn thành từng chi tiết nhỏ như thác nước, phun khói…, chuẩn bị cho cuộc mừng lễ Bổn mạng mỗi mùa Giáng Sinh về.
Ngày lễ bổn mạng, cùng với toàn thể địa cầu: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Giáo họ đã dâng lên Chúa Hài Đồng lời nguyện thiết tha: “Lạy Chúa, nhờ vào Mầu Nhiệm Ngôi Lời giáng sinh cho đất trời được giao hòa, Chúa đã tỏ cho nhân loại biết tình yêu của Thiên Chúa và lòng thương sót của Thiên Chúa đối với nhân loại thật bao la. Mỗi mùa giáng sinh về, nguyện xin ánh sao đêm đông soi dọi vào nơi sâu thẳm mỗi tâm hồn trong cộng đoàn để chúng con tràn ngập niềm vui và bình an, bình an giao hòa với Chúa, và bình an giao hòa với anh em mãi mãi”.
MVTT gx/tanphu
---
G/x Tân Phú: Đón nhận Tân Tòng

Trong thánh lễ đêm, vọng mừng Con Chúa Giáng Sinh làm người, giáo xứ Tân Phú vui mừng đón nhận hồng ân cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời đã tiếp nhận 60 anh chị em gia nhập đạo Chúa, sau khi đã hoàn thành chương trình giáo lý dự tòng, khóa 03 tháng để tìm hiểu về đạo Công giáo, tại giáo xứ Tân Phú mỗi năm cha xứ tổ chức 03 khóa dành cho những ai muốn tìm hiểu về Nước trời, những khóa này kết thúc vào các dịp lễ Phục Sinh, Đức Mẹ Hồn xác lên trời và lễ Giáng Sinh hằng năm.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

G/x Tân Phú chia sẻ Mùa Giáng Sinh

Trong các hoạt động Mùa Vọng của G/x Tân Phú, để đón mừng “Ngôi Lời Nhập Thế”; Con Thiên Chúa giáng sinh làm người, đem bình an xuống cho nhân loại. Đáp ứng lời kêu gọi của cha chánh xứ, cộng đoàn dân Chúa trong G/x thực thi tuần lễ sống cho người nghèo khó; và dành đồng tiền tiết kiệm ủng hộ cho người nghèo khó vào CN IV Mùa Vọng. 
Sáng ngày 20-12-2011, Giáo xứ Tân Phú tổ chức chuyến thăm và chia sẻ Bác ái mùa Giáng Sinh 2011 với các em bệnh nhi Ung Bướu tại Bênh Viện Ung Bướu Nguyễn Văn Học TP HCM. Trưởng đoàn là cha phụ tá Giuse Nguyễn Văn Lãnh, tháp tùng gồm có: 4 vị trong BTV, Quý chức đại diện các Giáo họ và Ban Caritas G/x.
Lúc 9h00 mọi người đã có mặt tại sân Bệnh Viện BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM Địa chỉ: 3 NƠ TRANG LONG, P.7, Q.BT, TP, quang cảnh hiện ra trước mắt chúng tôi, tất cả các phòng khám, hành lang, lối đi, các bậc cầu thang, các ghế đá đều chật kín người (bệnh nhân và thân nhân), do đó việc đi tìm điểm đến ‘Khoa Ung Thư Nhi nội trú’ là điều không dễ dàng gì! Nhưng nhờ ban tổ chức có liên hệ trước nên Đoàn chúng tôi mau chóng được hướng dẫn và đi theo một cán bộ của Khoa Nội III Ung Bướu Nhi tại Lầu 2.
Được cán bộ phòng hành chánh của Khoa hướng dẫn Đoàn đến phòng các em đang điều trị, căn phòng có khoảng 20m2, 10 giường nhưng có đến 25 bệnh nhân nằm điều trị cộng với
thân nhân của các em, chiếc chiếu trải đưới sàn nhà kể cả trong gầm giường cũng là nơi nằm điều trị, vì sự quá tải tại Khoa Nhi Ung Bướu cho nên chúng tôi phải cố len chân mới vào được bên trong.
Bước vào từng phòng, cha Giuse Nguyễn Văn Lãnh Trưởng đoàn đại diện cộng đoàn giáo xứ Tân Phú gởi lời chào thăm thân thương đến các em và chuyển đến mỗi em một phần quà nhỏ bằng hiện kim để chia sẻ với những thiệt thòi mà các em đang gặp phải và cầu chúc cho các em sớm vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, đồng thời cầu chúc cho các em được mọi sự an bình trong mùa Giáng Sinh năm nay. (Không biết có từ khi nào, ngay khi chúng tôi bước đến đầu hành lang khu nội trú là cổng chào có hàng chữ nổi trang trọng “ Merry Christmas”).
Các phần quà (phong bì/300.000đ x150 phần thành tiền 45Tr. Đồng) được trao tận tay các em theo danh sách gọi từng tên của vị cán bộ Khoa. Phần đông các em từ các tỉnh thành về đây, có mọi hoàn cảnh cũng như mọi bệnh án khác nhau, có em mới vào nhưng có những em đã phải điều trị dài hạn trong khu này, cũng rất dễ nhận ra với đa số những chiếc đầu không còn…tóc.

ND - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tại những nước đang phát triển căn bệnh này có chiều hướng tăng lên. Trước đây bệnh ung thư ở trẻ em là căn bệnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ, từ 1 đến 2% so với bệnh ung thư của người lớn. Hầu hết những trẻ em đã bị mắc bệnh khi phát hiện ra đều quá muộn, nên tỷ lệ tử vong cao.
Khoa Nhi bệnh viên Ung Bướu TP.HCM, bệnh viện đầu ngành về ung thư trẻ em tại phía Nam hiện đang điều trị khoảng 160 trẻ nội trú và khoảng 300 trẻ ngoại trú. Hơn một nửa trong số này là bệnh ung thư máu - một trong những bệnh hiểm nghèo mà y học hiện đại bó tay. Còn lại là những bệnh ung thư khác. Với bệnh ung thư máu, thời gian sống của các bé chỉ kéo dài không quá 5 năm kể từ ngày phát bệnh. Cuộc sống dương thế của các em được tính từng giây.
Khi nói về Quá tải bệnh nhi ung thư
Chỉ có 50 giường bệnh nhưng lúc nào ở Khoa Ung thư nhi của BV Ung bướu TPHCM cũng thường trực hơn 200 bệnh nhi. Khoa Ung thư Nhi vốn đã chật chội, nay lại ngột ngạt hơn bởi 170 bệnh nhi bị ung thư các loại phải chen chúc nằm trong 5 căn phòng chưa đầy 20m2. Ngoài hành lang là nơi “trú ngụ” của hàng trăm thân nhân nuôi bệnh khiến cho khoa này quá tải trầm trọng…( Theo Tiền Phong)
Khi nhận định về tình trạng Ung Thư Nhi BV Ung bướu TPHCM
Bác sĩ Trần Chánh Khương- Trưởng khoa Nội nhi BV Ung bướu TPHCM cho biết, bệnh ung thư dù chiếm tỷ lệ 1 – 2% trên tổng số các dạng ung thư nhưng đã chiếm hơn 10% tử vong ở trẻ. Theo bác sĩ Khương, sau một năm hoạt động (năm 2001), khoa đã tiếp nhận gần 600 trẻ ung thư các loại nhập viện. Con số này hiện tăng gần gấp đôi. 2/3 số ca ung thư được chuyển từ các tỉnh đến.
Theo thống kê của BV Mắt TPHCM, 5 năm qua, ung thư mắt ở trẻ tăng gấp đôi, tập trung là bướu nguyên bào võng mạc, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi.“Các loại ung thư ở trẻ gặp nhiều nhất là bạch cầu cấp, bướu não và bướu nguyên bào thần kinh. Gần đây ung thư máu và mắt ở trẻ em cũng tăng lên đáng báo động” – Bác sĩ Khương cho hay.
Qua thực tế, hẩu hềt các em đang phải vật lộn với thân phận mỏng manh sau xạ trị, không dám ước mơ gì nhiều trong tương lai, chỉ hy vong từng giờ được vượt qua căn bệnh hiểm nghèo và trở về đời thường là hằng ngày cắp sách tung tăng đến trường như các bạn khác.
Đón mừng hồng ân mùa Chúa Giáng Sinh 2011, giáo xứ còn thực hiện chia sẻ tâm tình của Chúa Hài Đồng đến với những người nghèo, neo đơn trong giáo xứ 80 phần quà trị giá 24.000.000đ, các em học sinh Trường Tình Thương (giáo điểm truyền giáo) giáo hạt Tân Sơn Nhì 7.000.000đ, Lớp anh văn tình thương doLegio phụ trách 4.000.000đ, chia sẻ những người nghèo nhập cư đến tại văn phòng G/x 3.000.000đ.
Ngoài ra lúc 19h00 ngày 20/12/2011, Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Đông Á đóng trên địa bàn Quận Tân Phú còn phối hợp với Ban Caritas Giáo xứ Tân Phú tổ chức phát quà Khuyến Học cho các học sinh nghèo học giỏi. Đến tham dự lễ phát quà khuyến học tại Hội Trường G/x còn có cha chánh xứ, cha đại diện Hội Caritas GP Sài Gòn, đại diện chính quyền Phường Tân Thành, đại diện Phòng Giao Dịch NH Đông Á, quý chức HĐMVG/x, và khách mời. (150 phần quà gồm vở và tiền trị giá 14.000.000đ).
Hiệp thông với Chúa và hiệp thông với anh em là một trong các chủ đề mà giáo hội tại Việt Nam đang đề cao và nỗ lực canh tân đời sống giáo hội theo Tin Mừng. Được như lời nguyện chúc trong Mùa Giáng Sinh của ĐHY, vị Cha Chung trong GP năm 2011: “Chân thành chúc cho mọi người, mọi gia đình, một mùa Giáng Sinh An Bình , một năm mới thịnh vượng. Nguyện cầu cho mọi người mở rộng tình huynh đệ đồng cảm, bao dung, chia sẻ, để cho các dân tộc trên thế giới nhận được quà tặng “Bình An” Đấng Chí Tôn Chí Thánh thương ban cho gia đình nhân loại hôm nay”.
MVTT Tanphu

 

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Giới thiệu: Giáo xứ Tân Phú

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Giáo xứ Tân Phú  do Linh mục Đa Minh Đinh Xuân Hải thành lập năm 1963. Địa chỉ 90 Đường Nguyển Hậu F. Tân Thành Q. Tân Phú TPHCM. Thuộc địa Hạt Tân Sơn Nhì,  Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Giáo xứ Tân Phú không ngừng phát triển, kể từ khi cha cố Đaminh Đinh Xuân Hải xây dựng giáo xứ ngày 15-08-1963, với 83 gia đình, phần đông là những người ở phương xa đến lập nghiệp. Thuở gầy dựng ban đầu thật khó khăn, vất vả: cộng đoàn dân Chúa cùng với vị mục tử góp công khai phá và kiến thiết từ những hecta ruộng. Sau 5 năm, từ ngôi nhà thờ tạm bằng cây lá thay thế bằng ngôi thánh đường bêtông lợp tôn (1967). Tiếp theo là nhà xứ, phòng hội, phòng giáo lý từng bước đã được hoàn thành.

PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Tân Phú đúng là nơi “Đất lành chim đậu”: Đời sống đạo sầm uất, đã cuốn hút giáo dân quy tụ về đây ngày càng đông. Vì thế, nhu cầu sinh hoạt của giáo dân cũng mỗi ngày một tăng. Cơ sở vật chất lại phải nâng cấp liên tục. Sau 40 năm, nhà thờ nhỏ bé đã được thay thế bằng ngôi thánh đường khang trang bề thế như hôm nay, do cha nguyên chánh xứ Đaminh Vũ Nguyên Thiều cùng cộng đoàn dân Chúa xây dựng năm 1997.
Ngày 03-06-2005, cha Giuse Lê Đình Quế Minh về làm chánh xứ Tân Phú. Đến năm 2007, nhân kỷ niệm 10 năm cung hiến, ngài đã cho trùng tu lại thánh đường như hiện nay.

 
Gioan B. Phạm Minh Đức 2011
Giuse Phạm Văn Thới 2011
Giáo xứ Tân Phú BỔN MẠNG :   THÁNH GIUSE THỢ  kính ngày 1-5

 TỔ CHỨC
- Giáo Xứ có Ban Thường Vụ HĐMVG/x gồm 5 vị.
- Chia thành sáu Giáo Họ :
1- Giáo Họ Chư Thánh, Bổn mạng : Các Thánh Tử Đạo VN
2- Giáo Họ Thăng Thiên, Bổn Mạng : Chúa Thăng Thiên
3- Giáo Họ Mông Triệu, Bổng Mạng : Mẹ Mông Triệu
4- Giáo Họ Giáng sinh, Bổn Mạng : Chúa Giáng Sinh
5- Giáo Họ Phục Sinh, Bổng Mạng : Chúa Phục Sinh
6- Giáo Họ Mactino,
Mỗi Giáo Họ chia ra các Khu Giáo, mỗi Khu có vị Trưởng Khu cùng với Ban Điều Hành Giáo Họ lo toan mọi công việc mục vụ trong Giáo Họ.
Giáo xứ hiện có:

– 10 Đoàn thể Công Giáo Tiến Hành (chính thức)
1- Huynh Đoàn Đa Minh
2- Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm
3- Legio Mariae
4 - Hiệp Hội Thánh Mẫu
5- Các Bà Mẹ Công giáo
6- Hiệp Hội Thánh Mẫu
7- Hội Tân Hiến cho Đức Mẹ (Đồng công)
8- Thăng Tiến Hôn Nhân - Gia Đình
9 - Gia Đình Phúc Âm
10- Thiếu Nhi Thánh Thể
- Các Ban phục vụ : 
1- Ban chăm sóc bệnh nhân
2- Ban Bác Ái Phanxicô Assisi 
3- Caritas

– Mười Ca đoàn các giới
1- Ca Đoàn Thánh Tâm
2- Ca Đoàn Jounior
3- Ca Đoàn Cécilia
4- Ca Đoàn Giuse
5- Ca Đoàn Hiệp Hội
6- Ca Đoàn Catarina
7- Ca Đoàn Thiếu Nhi
8- Ca Đoàn Hiền Mẫu
9- Ca Đoàn Mactino 1
10- Ca Đoàn Mactino 2
Hằng năm giáo xứ thường xuyên tổ chức:
– Các lớp Giáo lý: từ lớp 1 đến lớp 9
– Lớp Hành trình Đức tin
– Lớp Hành trình Vào đời
– Lớp Giáo lý Hôn nhân: 2 khoá/năm
– Lớp Giáo lý Dự tòng: 3 khoá/năm.

 
SINH HOẠT PHỤNG VỤ Giáo xứ :

Ngày trong tuần
-  Hai Lễ sáng : 4giờ 00 - 5giờ00
-  Một Lễ chiều : 17 giờ 45

CHÚA NHẬT :
- LỄ I : 4giờ 00
- LỄ II : 5 giờ 30
- LỄ III : 7 giờ 00
- LỄ IV ; 16 giờ 00
- LỄ V : 17 giờ 30
- LỄ VI : 19 giờ 00
- Rửa tội trẻ em ngày thứ Bảy đầu tháng lúc : 16h45
- Giải tội Thứ Bảy hằng tuần lúc : 14h30

Nhà Thờ HỌ ĐẠO MACTINO :
- Thánh lễ ngày thường : 17h15
- Lễ Chúa Nhật : Sáng 06h00 - chiều : 17h00
- Bổn Mạng : Thánh Mactino
- Rửa tội trẻ em : Thứ Ba đầu tháng
                        --------0-------

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Vấn Đề Linh Mục Đồng Tế và Bổng Lễ


§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn


 Hỏi : xin cha giải thích lại về vấn đề có nhiều linh mục đồng tế và tiền xin lễ.

Trả lời:   Trong bài trước đây, tôi đã có dịp nói về vấn đề đồng tế (concelebration) của các linh mục trong một Thánh Lễ. Tôi đã nói rõ là không có giáo lý, giáo luật hay luật phụng vụ nào cấm việc này. Có chăng chỉ có giáo luật cấm linh mục Công giáo “đồng tế với các thừa tác viên của các giáo hội hay giáo đoàn không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo” mà thôi (x. giáo luật số 908).

Cũng trong bài trước, tôi đã nói đến việc giới hạn hay cấm linh mục đồng tế trong các dịp lễ tang hay lễ cưới áp dụng ở một số nơi, nhưng vi luật cấm này của giáo hội địa phương đã không được áp dụng công minh, đồng đều ở địa phương đó, khiến có sự ta thán, bất mãn của cả giáo dân và linh mục.Cụ thể là có nơi vẫn cho nhiều linh mục đồng tế trong tang lễ vì tang gia thân quen với cha xứ, nhưng- cũng trường hợp tương tự- lại không cho phép cả linh mục là thân nhân của người chết được đồng tế trong tang lễ, và tệ hại hơn nữa, là không cho mang xác vào trong nhà thờ khi cử hành tang lễ, chỉ vì tang gia không "thân quen" với cha xứ !!! Đây là chuyện có thật do một nhân chứng kể lại.
 Hôm nay, xin được nói riêng về tình trạng đồng tế ở nhiều nơi bên ngoài Việt-Nam, cụ thể là ở Mỹ này.

I- Vấn đề linh mục đồng tế ở Mỹ

   Nói chung, ở Mỹ, không có nơi nào cấm hay giới hạn việc đồng tế của linh mục trong các dịp hôn phối, kỷ niệm thành hôn, tang lễ hay lễ giỗ cả. Nhưng phải nói là chỉ có trong các cộng đoàn hay giáo xứ Việt-Nam ở Mỹ mới có “hiện tượng đồng tế” đông đảo trong các dịp nói trên mà thôi.

Ở các giáo xứ Mỹ, Mễ,Phi, Đại Hàn... thì rất ít có linh mục đồng tế trong những dịp này. Ngay cả khi có một linh mục Mỹ, Mễ qua đời thì may lắm mới có được từ 25-40 linh mục đồng tế trên tổng số hơn 500 linh mục trong giáo phận! Tôi chưa bao giờ thấy có đến hơn 100 linh mục Mỹ đồng tế trong lể an táng của một linh mục qua đời cả.
   Ngược lại, lễ tang hay lễ cưới của giáo dân Việt-Nam thì đôi khi có trên 20 linh mục đồng tế là thường, ít ra cũng có 4, hay 5 linh mục đồng tế. Thông thường thì ở các nơi có đông người Công giáo Việt-Nam, cũng như có nhiều linh mục Việt Nam làm mục vụ như ở California, Houston, Dallas, New Orleans... các linh mục đến đồng tế vì quen biết ít nhiều hay là thân thích họ hàng với các chủ hôn hay tang gia.
Nhưng cũng có trường hợp linh mục đến đồng tế vì được người khác mời hộ cho đông chứ không hẳn vì quen biết hay có liên hệ gì với gia đính có hôn lễ hoặc tang lễ. Vì thế mà trong giới linh mục một vài nơi ở Mỹ, đã có cụm từ “đi sô” (show) để chỉ tình trạng các linh mục chậy từ nhà thờ này sang nhà thờ kia để đồng tế ít là 2 lễ cuối tuần, giống như nghệ sĩ “đi show” vậy đó!
     Đây là thực trạng đáng phàn nàn vì có sự lạm dụng hay dễ dãi không cần thiết về việc đồng tế để chiều thị hiếu của những người muốn được vinh dự với cộng đoàn, giáo xứ địa phương khi có lễ cưới hay lễ tang của gia đình họ. Nhưng điều này lại trái với giáo luật số 905, triệt 1, cấm linh mục cử hành hay đồng tế nhiều lần trong một ngày, khi không có lý do chính đáng được phép làm. Hơn thế nữa, đồng tế quá dễ dãi như vậy cũng gây phân bì hay không vui cho những gia đình không được quen biết nhiều cha hay mời thêm được nhiều linh mục đến đồng tế khi gia đình họ có việc vui, buồn.

Như vậy, linh mục cũng cần giới hạn việc đồng tế khi thực sự không phải là nhu cầu cần thiết. Một khía cạnh không được đẹp mắt là người ta thường tặng “phong bì” cho các cha chủ tế và đồng tế ngay sau thánh lễ, trước mặt giáo dân đang rời nhà thờ sau thánh lễ. Theo thiển ý, đáng lẽ phải nói cho giáo dân biết là không nên làm việc này, vì linh mục đến đồng tế là vì thân tình với các gia chủ có việc vui buồn chứ không phải đến để nhận “phong bì”. Vả lại, làm như vậy khiến người ta có cảm tưởng là “trả công” đi đồng tế cho các linh mục.
     Nhưng điều quan trọng hơn hết cần nói để mọi người biết một lần nữa là: ơn Chúa ban cho đôi tân hôn hay cho linh hồn người quá cố hoàn toàn không lệ thuộc vào việc có nhiều hay ít linh mục dâng lễ trong những hoàn cảnh này. Càng không liên hệ gì đến số tiền gia chủ chi ra để trả hay tặng cho các cha chủ tế và đồng tế trong các lễ cưới và lễ tang. Nghĩa là Chúa không căn cứ vào số linh mục hiệp dâng thánh lễ và số tiền dâng cúng để ban ơn nhiều hay ít cho đôi tân hôn hoặc thưởng hay tha hình phạt cho một linh hồn mới ly trần. Chúa ban ơn vì lòng nhân hậu vô biên và công bằng tuyệt đối của Ngài, và vì công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô cộng với thiện chí cộng tác của con người trong cuộc sống ở đời này.
 Nói khác đi, nếu không có công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô thì không ai có thể được cứu rỗi. Nhưng nếu con người không cộng tác với ơn cứu chuộc này bằng quyết tâm yêu mến Chúa và sống theo đường lối của Ngài, thì Chúa cũng không thể cứu ai được, cho dù người ta có bỏ ra hàng trăm triệu để xin lễ thì cũng vô ích mà thôi, vì ơn cứu chuộc nói riêng và ơn Chúa nói chung không thể mua được bằng tiền bạc.
Vậy nếu ai ỷ lại vào công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô để không làm gì hết, hoặc tệ hại hơn nữa, là sống ngược lại với Tin Mừng Cứu Độ và khước từ tình thương của Thiên Chúa cho đến phút chót của đời mình, thì Chúa không thể cứu người đó được; cho dù sau khi chết, có được hàng trăm Giám mục và linh mục đồng tế, và đã xin nhiều “lễ đời đời” hay “mua hậu” với số tiền rất lớn của các nơi buôn thần bán thánh, thì cũng vô ích mà thôi. Chắc chắn như vậy.

Ngược lại, nếu một người đã thực tâm yêu mến Chúa và sống theo đường lối của Ngài, thì dù sau khi chết, không được linh mục nào đến đồng tế, và thậm chí xác còn không được mang vào trong nhà thờ như đã xảy ra ở nơi nào đó khiến giáo dân bất mãn, thì cũng không thiệt thòi gì trước mặt Chúa khi Người công minh phán xét.
 Vậy đừng ai lầm tưởng rằng hễ có nhiều cha đồng tế, nhất là được hồng y, giám mục chủ tế và chi ra nhiều tiền cho nhà thờ thì bảo đảm phần rỗi hơn là không có cha nào dâng lễ và không dâng cúng đồng nào cho ai.

Thật ra, nếu có Hồng Y hay Giám mục chủ tế và đông linh mục đồng tế, thì đây chỉ là vinh dự trần thế cho tang gia hay chủ hôn mà thôi, chứ không hề là bảo đảm gì về lợi ích thiêng liêng trước mặt Chúa cho ai sau khi lìa đời, hay kết hôn.
Tóm lại, cần sống đẹp lòng Chúa ngay bây giờ thì đó mới là bảo đảm chắc chắn cho phần rỗi mai sau. Xin dâng nhiều lễ, cầu nguyện và làm việc lành chỉ có ích cho những linh hồn đã ra đi trong ơn nghĩa Chúa nhưng còn chưa lành sạch đủ để vào Nước Trời hưởng Thánh Nhan Ngài mà thôi.   Nghĩa là, việc lành ta làm chỉ có ích thiêng liêng cho các linh hồn thánh (holy souls) đang ở Luyện Tội (Purgatory) chứ không ích gì cho những ai đang ở hỏa ngục, là nơi không còn hiệp thông nào với Thiên Đàng và Giáo Hội lữ hành trên trần thế này.
   Tuy nhiên, vì ta không biết ai đang còn ở luyện tội và ai đang ở hỏa ngục, nên ta cứ cầu nguyện, làm việc lành để cầu cho mọi người đã ly trần. Và Chúa sẽ phân phát lợi ích thiêng liêng này cho những linh hồn đang cần đến để mau được vào Nước Trời hưởng Thanh Nhan Ngài.

II- Bổng lễ (mass stipends)

   Vấn đề này tôi đã giải thích nhiều lần. Nhưng vì còn có người vẫn thắc mắc nên tôi xin nói lại một lần nữa.
Bổng lễ là số tiền tượng trưng linh mục được hưởng khi dâng một thánh lễ cầu nguyện theo ý người xin. Số tiền này do Tòa giám mục địa phương ấn định. Thí dụ ở Houston là 5 dollars cho mỗi thánh lễ. Như vậy, linh mục không được phép đòi hơn số tiền qui định này để dâng lễ cầu cho ai (x. giáo luật số 952, triệt 1).
Nhưng nếu người xin lễ tự ý dâng số tiền lớn hơn thì linh mục được phép nhận mà không có lỗi gì. Mặt khác, nếu người xin lễ, vì nghèo túng, không có khả năng trả số tiền qui định đó thì linh mục cũng được khuyên nên dâng thánh lễ dù không có bổng lễ (giáo luật số 945, triệt 2).

Điều quan trọng cần hiểu là ơn Chúa ban qua thánh lễ không dính dáng gì đến số tiền to, nhỏ của người xin trả cho linh mục. Ơn thánh của Chúa thì hoàn toàn vô giá (invaluable), nghĩa là không thể mua được bằng tiền bạc hay của cải vật chất. Tiền xin lễ theo qui định của giáo quyền chỉ có giá trị đãi ngộ cho linh mục dâng lễ theo tinh thần “người lo cho các thánh vụ thì được hưởng lộc Đền Thờ, và kẻ phục vụ bàn thờ thì cũng được chia phần của bàn thờ…” như Thánh Phaolô đã dạy (x. 1 Cor 9:13).

Do đó, sẽ mắc tội mại thánh(buôn thần bán thánh) (simonia) nếu ai muốn dùng tiền của để mua ơn Chúa, hoặc đòi tiền để ban một bí tích hay gây cho người ta lầm tưởng rằng xin lễ với bổng lễ to thì được nhiều ơn ích thiêng liêng hơn lễ với bổng lễ nhỏ; tất cả đều là những hình thức buôn thần bán thánh bị nghiêm cấm trong Giáo Hội (giáo luật số 947; 1380).

Sau hết, cũng liên quan đến bổng lễ, linh mục không được phép gom tất cả ý lễ nhận được để hưởng trọn trong một thánh lễ. Ngược lại, phải dâng đủ lễ cho mỗi ý lễ, nghĩa là người ta xin bao nhiêu lễ thì linh mục phải làm đủ số ý lễ đó, dù bổng lễ là to hay nhỏ (x. giáo luật số 948).

Mặt khác, dù dâng nhiều thánh lễ trong một ngày, linh mục cũng chỉ được hưởng một bổng lễ mà thôi,(trừ dịp lễ Giáng Sinh). Các bổng lễ còn lại phải được chuyển về Tòa giám mục để phân phối cho mục đích khác (giáo luật số 951). Nếu có nhiều ý lễ nhận được trong một thánh lễ thì muốn hưởng hết bổng lễ, linh mục phải làm bù lại vào các ngày khác cho đủ ý lễ của người xin. Nhưng linh muc không được phép nhận nhiều ý lễ có bổng lễ đến mức không thể làm hết được trong vòng một năm (x. giáo luật số 953).
Đó là tất cả những điều cần thiết tôi phải nói lại một lần nữa về vấn đề đồng tế, và bổng lễ theo giáo luật. Ước mong những giải thích này thỏa mãn được mọi thắc mắc liên hệ.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Truyền Thông là gì?

Người gửi: TranTriDung  --   17/01/2007 02:29 PM   
( Bình chọn: 3   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 42395)

Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.

Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.

Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định ví dụ như quốc huy của một quốc gia.

Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với qui mô khác nhau. Qui mô của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất của cuộc hội thoại. Truyên thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa ba đến mười hai cá nhân và khác biệt với trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn hơn như công ty hay cộng đồng. Hình thức truyền thông này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề cập tới như một mô hình tâm lý học trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin. Ở cấp độ lớn nhất, truyền thông đại chúng chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Quá trình truyền thông diễn ra liên tục. Khi bạn ngồi yên lặng trong góc phòng, mặc cho mọi người xung quanh nói hay làm gì thì cũng đang gửi những tín hiệu truyền thông không bằng lời cho những người xung quanh (cho dù vô tình hay cố ý).

Bởi truyền thông là quá trình gửi và nhận thông tin, các mốc phát triển truyền thông thường gắn liền với tiến bộ công nghệ. Tóm lược bài viết “Truyền thông các nhân tiếp bước truyền thông đại chúng” trên Vnexpress.net dưới đây đóng góp một số thông tin thú vị về bước tiến của truyền thông với công nghệ mới.

Năm 1448, thợ kim hoàn Gutenberg sống tại Mainz (Đức) đã phát minh ra hệ thống “movable type” (tôi tạm dịch: hệ thống sắp chữ động?) (dù người Trung Quốc tuyên bố họ mới là người đầu tiên nghĩ ra công nghệ này). Người ta nhập (type) các chữ cái vào thiết bị và sau đó in các trang văn bản ra giấy (move). Phương pháp này phá vỡ kiểu phân phối thông tin chủ đạo thời đó: các nhà truyền giáo chép tay các thông tin hoặc khắc lên gỗ rồi in ra giấy. Năm 1455, Gutenberg kinh doanh công nghệ cùng người đồng hương giàu có Johannes Fust. Tuy nhiên, chi phí duy trì đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và Gutenberg sớm bị vỡ nợ.


Johannes Gutenberg (1398-1468)


Dù vậy, chỉ sau vài thập kỷ, “movable type” đã lan khắp châu Âu, góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng thông tin, còn gọi là thời kỳ Phục Hưng và trong những thế kỷ tiếp theo, sách, báo, tạp chí… bắt đầu được phát hành rộng rãi.

Năm 2001, tức 5,5 thế kỷ sau, "movable type" lại hồi sinh. Ông bà Ben và Mena Trott (sống tại San Francisco, Mỹ) chịu cảnh thất nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng dotcom. Mena bắt đầu lập web cá nhân (blog) Dollarshort để "kể về những chuyệt vặt vãnh thời thơ ấu". Trang Dollarshort dần trở nên nổi tiếng và vợ chồng Trotts quyết định xây dựng một công cụ hỗ trợ đăng blog hiệu quả hơn. Phần mềm mang tên Movable Type này hiện là sự lựa chọn số một của nhiều blogger danh tiếng và nằm trong 10 công cụ tạo web cá nhân hàng đầu do tạp chí Forbes bình chọn.

“Movable type” đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của khái niệm truyền thông đại chúng, còn Movable Type lần hai lại báo hiệu giai đoạn "truyền thông cá nhân" . Hiện tượng văn hóa mới mẻ này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ, nhất là ở những nước phát triển.

Tổng hợp
saga.vn